Cấu tạo hệ thống giảm chắn, phuộc trước. - Sửa xe Sài Gòn

Cấu tạo hệ thống giảm chắn, phuộc trước. - SỬA XE CHUYÊN NGHIỆP

728x90 AdSpace


Latest News
Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Cấu tạo hệ thống giảm chắn, phuộc trước.

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PHUỘC TRƯỚC:
1.nắp bít đầu ti phuộc; 2.phe cài nắp bít; 3.phốt chắn bụi; 4.phe cài phốt chặn dầu; 5.phốt chặn dầu; 6.lông đền lót phốt dầu; 7.vỏ phuộc; 8.ti phuộc; 9.lò xo chính; 10.lò xo phụ; 11.ống sáo; 12.sơ mi lót chân ống sáo; 13.ốc chân phuộc
Cấu tạo: trên xe ti phuộc được gắn cố định vào chảng ba, cốt bánh xe được gắn vào chân vỏ phuột. Khoảng 2/3 chiều dài của ti phuộc (8) sẽ nằm bên trong ống phuộc (7). Cụm chi tiết từ (9) cho đến (13) sẽ nằm bên trong vỏ và ti phuộc. Cụm chi tiết từ (3) đến (6) sẽ nằm trong đầu vỏ phuộc, làm kín khe hở giữa vỏ phuộc và ti phuộc.
Nguyên lý hoạt động:
+ Khi qua ổ gà hoặc gờ giảm tốc, vỏ phuộc sẽ đi lên, ti phuộc đi sâu vào trong vỏ phuộc. Lò xo giảm chấn chính sẽ bị nén lại, hấp thụ lực dao động do bánh xe tạo ra.
+ Sau khi hấp thụ hết lực dao động, lò xo sẽ trở về vị trí cân bằng, nhưng do đã hấp thụ lực dao động thì khi đã trở về chiều dài ban đầu, lò xo sẽ giãn ra thêm một đoạn để giải phóng năng lượng đã hấp thụ rồi lại co về chiều dài ban đầu và nén thêm một đoạn nữa nhỏ hơn khi vừa hấp thụ lực dao động. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi lò xo trở về vị trí cân bằng. Đó là quá trình đàn hồi mà bất cứ lò xo trụ nào cũng có.
+ Quá trình đàn hồi đó sẽ làm cho bánh trước dao động lên xuống, để giảm dao động đó thì ống sáo trong ti phuộc sẽ đóng vai trò là van tiết lưu. Nhún xuống, ti phuộc sẽ ép dầu qua các lỗ tiết lưu nhỏ bên hông ống sáo, khi trở về vị trí cân bằng, lò xo đẩy ti lên, hút dầu qua lỗ giữa ống sáo để đưa dầu về lại buồng chứa bên dưới ti phuộc. Đường kính của lỗ tiết lưu được tính toán sao cho dầu đi qua và đi về có thể dập tắt dao động của lò xo chính.
+ Ngoài ra, lò xo phụ cũng sẽ hấp thụ phản lực của lò xo chính, tạo ra một lực ngược hướng với lực đàn hồi của lò xo chính và dập tắt dao động của cả hai.
+ Trong quá trình hoạt động, các phốt chắn bụi và chắn dầu sẽ ngăn cách môi trường bên trong và bên ngoài của phuộc, tạo thành môi trường khép kín bên trong phuộc, để cho phuộc hoạt động.
CHỨC NĂNG CỦA PHUỘC TRƯỚC, ẢNH HƯỞNG CỦA PHUỘC ĐẾN TÍNH NĂNG VẬN HÀNH CỦA XE:
Chức năng: phuộc trước là một bộ phận của hệ thống giảm chấn, khi qua ổ gà hay những gờ giảm tốc thì bánh trước sẽ nẩy lên, truyền lực tác động lên phuộc. Phuộc sẽ hấp thụ lực và triệt tiêu lực đó ngăn không cho lực truyền lên tay lái ảnh hưởng đến người điều khiển. Phuộc trước là yếu tố quan trọng quyết định tính êm dịu khi vận hành xe.
Ảnh hưởng của phuộc đến tính năng vận hành của xe:
+ Phuộc quá cứng: phuộc cứng khi qua ổ gà hay gờ giảm tốc thì hành trình nhún của phuộc sẽ ngắn hơn bình thường. Khi nhún sẽ không hấp thụ hết lực nẩy lên của bánh xe và truyền lực đó lên tay lái, khiến cho người điều khiển mệt mỏi. Nguyên nhân là do lò xo phuộc quá cứng, nhớt phuộc quá đặc hoặc quá nhiều nhớt.
+ Phuộc quá mềm: khả năng chịu lực ép của phuộc thấp, khi ngồi lên xe, phuộc đã bị ép lại một phần, khi nhún thì chỉ một lực tác động nhẹ lên bánh xe thì cũng sẽ làm phuộc nhún hết hành trình, lực tác động cũng sẽ truyền trực tiếp lên người lái. Không những vậy, phuộc quá mềm khi nhún hết hành trình cũng sẽ gây ra tiếng kêu rất lớn do ti phuộc đập vào ống phuộc. Nguyên nhân khiến cho phuộc bị mềm có thể kể đến như phuộc hết dầu, lò xo phuộc bị nhão, nhớt phuộc quá loãng, hạ ti phuộc quá thấp.
+ Phuộc nhún không đều: một bên phuộc cứng hơn bên còn lại, khi đi chậm qua ổ gà thì tay lái sẽ hơi đảo, vô cua thì sẽ có một bên khó kiểm soát hơn. Nguyên nhân là do: lỗi phuộc, các lỗ tiết lưu của 2 cây phuộc không đều nhau, trường hợp này rất hiếm; gắn ngược lò xo một bên phuộc; châm nhớt không đều ở hai cây phuộc; lò xo phuộc không đều, bên nặng bên nhẹ; ráp ti phuộc bên cao bên thấp.
ĐẶC ĐIỂM CỦA LÒ XO PHUỘC:
Bên trong ti phuộc có hai lò xo, một lò xo chính và lò xo phụ. Lò xo chính giữ nhiệm vụ hấp thụ lực tác động, lò xo phụ sẽ dập tắt dao động do lò xo chính tạo ra.
Điểm khác biệt đối với những lò xo phụ, lò xo chính dài hơn, lớn hơn và có hai bước xoắn khác nhau trên cùng một lò xo.
Đối với mỗi loại phuộc thì khoảng cách giữa hai bước xoắn trên lò xo chính là khác nhau. Mục đích của việc làm ra hai bước xoắn khác nhau là để phân chia tải trọng, giúp cho phuộc nhún êm hơn.
Nhiệm vụ của bước xoắn dài là để hấp thụ những dao động nhẹ, khi tải nhẹ và đi qua những ổ gà nhỏ hay gờ mấp mô trên đường thì bước xoắn dài sẽ hoạt động.
Nhiệm vụ của bước xoắn ngắn là khi tải nặng, khoảng lò xo có bước xoắn dài sẽ bị nén lại bằng hoặc lớn hơn bước xoắn ngắn một ít, lúc này cả hai bước xoắn cùng hoạt động khi qua các gờ mấp mô trên đường.
Nếu như sử dụng một lò xo chính chỉ có một bước xoắn dài, phuộc tải nặng sẽ hay bị hết hành trình, tải nhẹ thì êm nhưng qua những ổ gà sâu thì cũng sẽ lại nhún hết hành trình.
Nếu sử dụng phuộc có bước xoắn ngắn thì sẽ cứng, không êm dịu khi tải nhẹ, tạo cảm giác khó chịu khi đi một mình.
Cấu tạo hệ thống giảm chắn, phuộc trước.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHUỘC ZIN SO VỚI PHUỘC UPSIDE DOWN:
Phuộc upside down cũng có nguyên lí gần giống với phuộc zin nhưng được quay ngược lại, đầu ti phuộc sẽ gắn được cốt bánh xe, ống phuộc sẽ được gắn vào chẳng ba. Phuộc này sẽ có ưu điểm là nhẹ hơn phuộc zin do thiết kế quay ngược có thể làm phần ti phuộc ngắn lại, có thể thiết kế hành trình nhún dài hơn, phần ti phuộc gắn cốt bánh xe gọn nhẹ nên sẽ linh động hơn trên những đoạn đường không bằng phẳng. Song song đó thì do phần ti phuộc nằm ở cốt bánh xe nên khi hoạt động sẽ tiếp xúc với cát bụi nhiều hơn nên sẽ dễ bị xì phốt hay xước ti hơn.
Đối với phuộc zin dạng ống lồng thì ưu điểm là giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, dễ sửa chữa. Ti phuộc nằm trên, gần chảng ba nên cách xa bụi bẩn, bền bỉ thích hợp hoạt động ở mọi môi trường. Nhược điểm là kém linh động, đa số dòng phuộc zin không thể điều chỉnh theo ý người dùng.
PHỤC HỒI PHUỘC LÀ LÀM GÌ? TẠI SAO CẦN PHỤC HỒI PHUỘC?
Phục hồi phuộc là một tên chung cho việc sửa chữa như thay dầu phuộc, canh khoảng nhún, độ chịu tải… khiến cho phuộc hoạt động theo ý người thợ muốn.
Bất cứ người dùng nào cũng mong muốn xe của mình hoạt động êm ái nhất có thể, tuy nhiên một chiếc xe khi sản xuất ra được tính toán để phù hợp với mọi người dùng ở mọi chế độ lái.
Nhưng đối với một số người mong muốn sự thẩm mĩ và hiệu năng tốt thì họ muốn tự mình chỉnh sửa một vài chi tiết trên xe để phù hợp với bản thân mình hơn. Vì lẽ đó mà một số nhà sản xuất đã sản xuất một số dòng phuộc sau có thể tinh chỉnh được độ nhún theo ý người dùng.
Đối với phuộc trước thì thị trường có vẻ như vẫn chưa hoàn hảo như phuộc sau. Vậy để chỉnh phuộc theo ý mình thì phục hồi phuộc là phương án tối ưu nhất. Hoặc cũng có thể một vài dòng xe cũ , phuộc trước bị xì dầu thì phục hồi phuộc cũng sẽ là phương pháp để phuộc hoạt động tốt trở lại.
CÁCH PHỤC HỒI PHUỘC:
Phục hồi phuộc đối với một vài dòng xe phổ thông chỉ đơn giản là thay dầu phuộc, cân chỉnh lượng dầu ở hai bên phuộc để lực nhún là đồng đều. Vậy quy trình phục hồi phuộc có thể kể các bước nhu sau:

Bước 1: tháo nắp chụp đầu ti phuộc, một số dòng xe nắp đó là ốc lục giác tháo ra dễ dàng, đa số dòng xe đời mới hiện nay thì muốn tháo nắp chụp này phải kẹp đầu ti phuộc để ấn nắp xuống và tháo phe cài.
Bước 2: lấy lò xo chính ra ngoài, đổ dầu trong ti phuộc ra.
+ Bước 3: tháo ốc chân phuộc, lấy ti và các chi tiết còn lại ra khỏi ống phuộc.
Bước 4: vệ sinh các chi tiết, tiến hành đo đạc độ dài lò xo chính và lò xo phụ, kiểm tra độ dài các bước xoắn. kiểm tra phốt chắn dầu, phốt chắn bụi trên vỏ phuộc, vòng chắn dầu trên ống sáo.
+ Bước 5: ráp các chi tiết lại theo thứ tự, lưu ý chiều của lò xo chính, phần có bước xoắn nhỏ nằm dưới, phần có bước xoắn lớn nằm trên. Kéo hết ti phuộc lên trên, đổ đủ lượng dầu phuộc mới vào theo như tài liệu sửa chữa hoặc theo như lượng dầu mình đã đổ ra. Giữ vỏ phuộc, đẩy ti lên xuống để dầu phuộc chảy xuống buồng chứa dầu ở vỏ phuộc. Kéo hết ti phuộc lên trên, đo khoảng cách từ đầu ti phuộc cho đến mực dầu phuộc, cân chỉnh cho mực dầu cả hai bên phuộc là như nhau. Ráp nắp bít đầu phuộc lại.
Bước 6: ráp chặt một bên phuộc vào chảng ba, xỏ cốt bánh qua hai bên phuộc, dịch chuyển bên phuộc còn lại, bảo đảm rằng cốt bánh quay trơn trong vỏ phuộc. Việc đó sẽ giúp cho hai bên phuộc được cân bằng.
Lưu ý: nên sử dụng dầu phuộc chuyên dụng để hiệu suất của phuộc là tốt nhất. Không ráp ngược đầu lò xo chính, kiểm tra nếu ti phuộc bị xước thì phải thay. Không can thiệp đường kính lỗ ống sáo khi bạn chưa hiểu rõ nguyên lí của lỗ tiết lưu.
CÓ THỂ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ NHÚN CỦA PHUỘC TRƯỚC ĐƯỢC KHÔNG?
Khi hiểu về phuộc, bạn có thể chỉnh được phuộc nhún theo ý muốn của mình. Thêm bớt độ nặng nhẹ của phuộc bằng cách thêm hoặc bớt dầu phuộc đi.
Canh độ hồi nhanh chậm của phuộc bằng cách ép ti phuộc xuống, đẩy không khí bên trong phuộc ra ngoài và lắp nắp bít đầu phuộc lại. Không khí càng ít, phuộc hồi càng chậm, dầu càng nhiều, phuộc càng cứng.
Canh tải của phuộc bằng cách thay đổi bước lò xo chính của phuộc, bước xoắn dài thì đi một mình nhún sẽ êm và ngược lại.
Canh độ dài của phuộc bằng cách cắt ngắn bớt lò xo chính hoặc hạ ti phuộc, xẻ thêm rãnh để hạ thấp ti phuộc.
nguồn: copy
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - GIÁ CẢ HỢP LÝ!
Liên hệ với chúng tôi
Trung tâm Sửa Xe Sài Gòn dịch vụ sửa xe máy - Sơn xe máy chuyên nghiệp tại Tphcm
Địa chỉ: 495 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline Zalo Online0902.623.186 - 0981.82.9039 - 0965.68.9033
Email: SuaXeSaiGon@gmail.com 
Chúng tôi chuyên: Chuyên làm nồi xe máy, làm lại máy xe, Tân trang, Sơn tem đấu - Sơn phối màusơn dặm, tút xe máy tại nhà, sơn màu chế, sơn xe máy theo yêu cầu, Bảo dưỡng, Sửa chữa xe máy,  Sửa xe chuyên nghiệp, Làm máy, canh chỉnh nồi xe tay ga, xử lý hệ thống phun xăng điện tử, xử lý hao xăng, hệ thống điện phức tạp, các trường hợp máy khó mà nhiều nơi không khắc phục được.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Cấu tạo hệ thống giảm chắn, phuộc trước. Rating: 5 Reviewed By: Quyên